- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Cầu cho già trẻ gái trai
Rủ nhau niệm Phật liên đài ắt lên
Thế gian ngay thảo đáp đền
Ngày sau sẽ được chăn mềm thơm tho
Đến một kinh thành hoa lệ, ta phải có bản đồ, nếu không sẽ bị lung lạc bởi vạn nẻo chi li.
Đi giữa trùng dương diệu vợi, ta phải có la bàn, thiếu nó, sẽ bị trôi giạt long bong trong cảnh bao la trời nước.
Việc tu cũng thế, nếu không rõ được đường lối nên theo, chắc rằng ta sẽ bị bơ vơ lạc long.
Kinh nói : “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản”. Nho cũng dạy rằng “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Trong muôn vạn lời vàng của Đức Giáo Chủ, tuy có khí quyền, khí thiệt, lúc trực giải, lúc lang ngôn, nhưng nếu dụng công tìm hiểu và xếp thành hệ thống, thì ta thấy bao giờ Ngài cũng qui về có một : cải tạo con người trở thành chí thiện, và đưa đến mục đích giải thoát thân tâm.
Đó là Giáo lý Học Phật Tu Nhân, đó là bản đồ, là la bàn để định hướng cho hành giả nương theo mà không sợ lạc.