- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Tất cả các vị giáo chủ xưa nay đều cho thấy vị trí của họ trong mối tương quan vớI Thượng Đế cũng như sứ mạng thiêng liêng của họ ở thế gian nầy. Mohamet là Thiên Sứ, là chứng nhân của Allah, Jesus là Đức Chúa Trời nhập thế với sứ mạng cứu đời…Tất nhiên vị trí và sứ mạng thiêng liêng đó chúng ta chỉ có thể biết được khi nào chính vị giáo chủ ấy mặc khải cho ta.
Nhưng tại sao người ta tin ở sự mặc khải đó ? Câu trả lời chính xác thật sự không có nhưng cứ theo lý mà nói thì sự tin chắc như thế phải tựa trên những bằng cớ hiển nhiên đối với người tin. Bằng cớ rõ ràng nhất là sự ăn khớp giữa lời nói và hành động của vị Giáo Chủ. Về trường hợp của Đức Thầy thì Ngài đã cho chúng ta biết rằng Ngài là một vị Phật cứu thế. Lời nói của Ngài được chứng minh bằng Trí sang suốt, Tâm từ bi và những việc làm mầu nhiệm của Ngài trong suốt thời gian Ngài có mặt như vừa thấy trên đây. Nhưng còn sứ mạng thiêng liêng của Ngài thì như thế nào ?
Nói một cách tổng quát thì sứ mạng của các vị giáo chủ là mặc khảI chân lý và tìm đường cứu độ chúng sanh. Mỗi tôn giáo có một chân lý và đường lối giài thoát riêng. Đối với Phật Giáo Hòa Hảo thì chân lý và con đường giải thoát ấy đã được Đức Thích Ca tỏ ngộ và giảng dạy. Đức Huỳnh Giáo Chủ đem truyền bá và giảng dạy lại. Thành ra sứ mạng của Ngài là sứ mạng “vun quén Đạo Mầu” khi “nền đạo gặp lúc truân chuyên” như Ngài đã nói :
Nay nhằm buổi phong trào tân tấn
Đua chen theo vật chất văn minh
Nên ít người khảo xét kệ kinh
Dược dắt chúng hữu tình thoát khổ
Thêm còn bị lắm phen going tố
Lời tà sư ngoại đạo gieo vào
Cho nhơn sanh trong dạ núng nao
Chẳng gìn chặt gương xưa mạnh mẽ.
…..
Thêm thời nầy thế kỷ hai mươi
Cố xô sệp thần quyền cho hết
Người nhẹ dạ nghe qua mê mết
Rằng nên dùng sức mạnh cạnh tranh
Được lợi quyền lại được vang danh
Bài xích kẻ tu hành tác phước
Làn sóng ấy nhiều người đón rước
Dục dân tâm sôi nổi tràn trề
Cổ tục nhà phỉ bang khinh chê
Cho tôn giáo là mùi thuốc phiện
Nền văn minh vật chất đã đem lại một kiêu hãnh sai lầm cho loài người. Người ta quá tin ở sức mạnh vạn năng của khoa học, sùng tín khoa học như một tôn giáo. Từ đó người ta đi đến chỗ đả phá tín ngưỡng tôn giáo làm thay đổi tất cả nếp sống đạo lý tốt đẹp của con người từ xưa. Không tin Trời Phật, chỉ tin ở khoa học; phủ nhận tinh thần linh thiêng, chỉ biết có thể xác; cuộc sống vì thế chỉ còn là một trường cạnh tranh độc ác vô nhân đạo. Thế rồi cuộc đời vốn xấu xa càng them nhiều xấu xa tồi tệ, con người vốn đã khổ đau càng thêm khổ sở đớn đau.
Trong hoàn cảnh đó :
Dầu ai có bền gan sắt đá
Cũng động lòng trước cảnh ngữa nghiêng
Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên
Phận môn đệ phải lo vun quén
Bởi “Hạ ngươn nay đã hết đời” nên mới đưa đến cảnh “phong ba biến chuyển đổi dời gia cang”. Nói một cách cụ thể hơn thì hậu quả của sự sung tín khoa học của văn minh cơ giới là thảm họa của trận đệ nhị thế chiến mà Đức Thầy đã báo trước:
Năm mèo Kỷ mão rõ ràng
Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi
Và rõ ràng hơn nữa :
“Cuộc nguy cơ thảm họa sắp tràn lan. Ta đây tuy không thể đem phép huệ linh mà cứu an tai họa chiến tranh tàn khốc do loài người tàn bạo gây nên… nhưng vì lòng từ ái chứa chan, thương bách tính tới hồi tai họa “ cho nên Ngài mới hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh.
Tuy nói rằng Ngài giảng dạy, vun quén Đạo của Đức Thích Ca, nhưng thật sự ta cũng thấy Ngài đã khai mở cho ta một sự thật, một huyền diệu và tìm giải pháp cứu rỗi chúng sanh. Sự thật đó là cảnh “pháp môn bế mạc, thành đạo trăn vu, người tâm trí tối đen, đời lắm ma vương khuấy rối”. Huyền diệu đó là “máy diệu huyền chuyển lập hội Long Hoa… định ngôi phân thứ, gây cuộc hòa bình cho vạn quốc chư bang”.
Còn giải pháp thoát khổ, là học Phật tu Nhân mà Đức Thầy đã đem hết tâm trí ra công hoằng hóa.
Sứ mạng đó Đức Giáo Chủ đã hoàn thành chưa? Hiểu theo nghĩa tuyệt đối thì trong lịch sử các tôn giáo chưa có vị giáo chủ nào hoàn thành được sứ mạng của mình. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa tương đối thì Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng như các vị giáo chủ khác đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đó. Trong thời gian rất ngắn, số tín đồ của Ngài đã có đến mấy triệu. So vớI các vị giáo chủ khác, sự thành công của Ngài thật không kém phần vĩ đại (4).
_________________
G. Van Der Lecuw: La religion dans son essence et ses manifestations tr. 597
Daniel Rops: Jesus en son temps tr. 247
Xem chương : Đức Giáo Chủ và công đức truyền giáo
Theo tiểu luận của Th Le6mi. Đuốc Từ Bi số 16-17, tháng 6 và 7 năm 1966