- VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - NGUYỄN LONG THÀNH NAM
- PHẦN I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ
- PHẦN II: BỬU SƠN KỲ HƯƠNG
- PHẦN III: PHẬT GIÁO HÒA HẢO
- PHẦN IV: PHẬT GIÁO HÒA HẢO VÀ CÁCH MẠNG
- PHẦN V: SAU KHI ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ RA ĐI
- PHẦN VI: CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM ĐỐI VỚI PGHH
- PHỤ LỤC I
- PHỤ LỤC II
- 1- Vài Suy Nghĩ Về Phật Giáo Hòa Hảo, Kim Định
- 2- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam, Phạm Công Thiện
- 3- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta, Lý Khôi Việt
- 4- Cuộc Cách Mạng Của Đức Thầy, Phạm Nam Sách
- 5- Nhận Thức PGHH, Trần Nguyên Bình
- 6- PGHH Và VNDCXHĐ Trong Lịch Trình Đấu Tranh Của Dân Tộc Việt, Hà Thế Ruyệt
- 7- PGHH Như Một Vân Động Dân Tộc, PGHH Và Chủ Trương Chấn Hưng Xã Hội, Phạm Cao Dương
- 8- Việt Tình Và Việt Tính Trong Hành Động Và Tư Tưởng Huỳnh Giáo Chủ, Cao Thế Dung
- 9- Giáo Phái Miền Nam Qua Lăng Kính Xã Hội Học, Nguyễn Văn Trần
- 10- Sự Đóng Góp Của Huỳnh Giáo Chủ Và PGHH Vào Công Cuộc Cứu Nước Và Dựng Nước, Trịnh Đình Thắng
- 11- PGHH Và DXĐ Trong Dòng Lịch Sử Của Phật Giáo Và Dân Tộc Việt Nam, Trần Ngọc Ninh
- 12- Kỷ Niệm Và Cảm Tưởng Về PGHH, Lưu Trung Khảo
- 13- Vì Sao Tôi Gia Nhập Đạo PGHH, Donald Malien
Các giới nghiên cứu về Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương đều đồng ý rằng Phật Giáo Hòa Hảo là giai đoạn phát triển tích cực và quảng đại nhứt của Bửu Sơn Kỳ Hương. Từ khi Tông phái ra đời (1849), thời gian 90 năm này được phân định ra thành ba thời kỳ mang tánh chất khác nhau.
Thời kỳ khai lập (Phật Thầy Tây An, 1849-1856)
Thời kỳ củng cố (Phật Trùm, Bổn Sư, 1868-1901)
Thời kỳ phát triển (Huỳnh Giáo Chủ, 1939)
Sau thời kỳ khai lập, và sau khi Phật Thầy Tây An tịch diệt, khả năng phát triển của Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương bị kềm hãm bởi chế độ thuộc địa của người Pháp, bắt đầu xâm chiếm và cai trị miền Nam từ 1862.
Cho nên các vị kế truyền (Phật Trùm, Bổn Sư) chỉ có thể hoạt động giới hạn, không thể bành trướng nhiều và xa hơn, các nỗ lực truyền đạo trong thời kỳ này nặng về mục tiêu củng cố tinh thần Bửu Sơn Kỳ Hương mà vị Giáo Tổ Phật Thầy Tây An đã gieo mầm trong quần chúng. Đặc biệt trong thời kỳ củng cố này, Bửu Sơn Kỳ Hương huy động tín đồ tham gia kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, các nỗ lực cách mạng kháng Pháp này cũng phải suy trầm theo với sự suy trầm chung của phong trào Văn Thân Cần Vương trên toàn quốc. Đến khi thế lực Pháp đã vững vàng, kể từ đầu thế kyœ 20, Bửu Sơn Kỳ Hương với ông Sư Vãi Bán Khoai, chỉ còn đạo và bảo tồn tinh thần ái quốc, chớ không còn tổ chức và hoạt động kháng chiến nữa.
Thời kỳ khởi đầu từ 1939 với sự xuất hiện của tổ chức Phật Giáo Hòa Hảo, được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhứt của Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ở thời kỳ này, tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương đã thấm nhuần trong quần chúng qua suốt chín mươi năm tiềm tàng, nay có thời cơ bộc phát mãnh liệt trong một bối cảnh xã hội mới, với một sinh lực mới, và do một thanh niên lãnh đạo là Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, khi lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo ông mới có 20 tuổi