- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Nhìn qua quá trình diễn tiến từ năm Kỷ Dậu (1849) tức năm Đức Phật Thầy sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương cho đến nay Mậu Thân (1968), mà Phật Giáo Hòa Hảo đang có sứ mạng kế tục, ta thấy mối đạo nầy đã thọ được 119 tuổi tròn.
Với pháp môn hành đạo giống nhau, với nghi thức thờ phượng đồng nhứt, với sự biến chuyển sắc thân của các vị Giáo Chủ, có nhiều quan hệ mật thiết đã cho phép chúng ta hùng biện kết luận rằng Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo chỉ là một.
Mặc dù những giáo điều của Đức Giáo Chủ hiện nay có tế nhị, khoa học và phong phú hơn xưa (những tinh ba Phật, Lão, Nho và tư tưởng riêng của Ngài), dù những danh xưng và những nghi thức thờ cúng có biến thái đôi chút (từ Trần Điều đổi lại Trần Dà va B.S.K.H. thay ra P.G.H.H.) nhưng đó cũng chỉ là một thức lệ canh tân, một nhu cầu tiến bộ để làm phương tiện độ rỗi chớ trên nồng cốt, không có chi là sai thù dị biệt.
Huống chi, nhìn vào bài Tứ Bửu Linh Tự của Đức Phật Thầy, rồi đọc đến những bài thơ khoán thủ hoặc ẩn tứ sau đây của Đức Huỳnh Giáo Chủ, chúng ta sẽ không còn thấy gì sai biệt.
Chúng tôi xin dẫn hai bài khoán thủ, một Nôm và một Hán :
Bửu Ngọc vãng lai rõ đạo mầu
Sơn tầm hạnh Thích nẻo cao sâu
Kỳ giã thức tâm tìm đạo lý
Hương tuyệt đăng lui bãi phục cầu
Bửu Ngọc mai danh ẩn nhục tráng
Sơn đài hồ hải luyện tứ phang
Kỳ sanh tạo giả thi truyền tục
Hương giải thao tồi thị Bảo giang.
Và mộ bài ẩn từ, ngoài bốn chữ Báu Linh được ghép vào, còn chỉ luôn cả hệ tộc của Đức Giáo Chủ:
Huỳnh sanh cơ thẩm đáo trung đàn
Tự giác âm thầm kiến tiên bang
Bửu ngọc Sơn trung Kỳ Hương chí
Tứ Hải bất hòa khởi liên giang.
Để chấm dứt đoạn nầy, chúng tôi xin trích thêm mấy câu xác nhận sau đây trong chỗ liên hệ giữa Đức Phật Thầy và Đức Huỳnh Giáo Chủ, để không còn một ai mang chút nghi ngờ gì nữa:
Lời của người di tịch núi Sam
Chớ chẳng phải bày điều huyễn hoặc
Cảnh Thiên Trước thơm tho nồng nặc
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần
Ấy vì thương trăm họ vạn dân
Nên chẳng kể tấm thân lao khổ
Hoặc là:
Bởi chữ Khùng của Phật của Thầy
Chớ chẳng phải của người lảng trí