- Tựa
- Chương I: Nguồn gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyên Thỉ)
- Chương II: Nguồn Gốc Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (Hiện Duyên)
- Chương III : Đức Giáo Chủ Và Công Đức Truyền Giáo
- Chương IV: Đức Giáo Chủ và Sứ Mạng Thiêng Liêng
- Chương V: Đức Giáo Chủ Trong Việc Thi Hành Sứ Mạng
- Chương VI: Sự Canh Tân và Quy Nguyên Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VII: Giáo Lý Căn Bản Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương VIII: Tinh Thần Khổng, Lão Trong Giáo Lý Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương IX: Tinh Thần Cách Mạng Quốc Gia trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương X: Phật Giáo Hòa Hảo Với Bản Sắc Dân Tộc
- Chương Thứ XI: Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
- Chương Thứ XII: Sự Thực Hư và Lối Vần Vè Trong Thi Văn Sấm Giảng Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIII: Nền Văn Minh Tây Phương Qua Sấm Kinh Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XIV: Ý Nghĩa Vô Vi Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XV: Vấn Đề Hòa Bình Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVI: Sự Dung Hóa Giữa Giáo Lý Từ Bi và Tinh Thần Ái Quốc Trong Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thứ XVII: Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo Không Phải Là Một Đoàn Thể Chánh Trị
- Chương Thứ XVIII: Sự Bành Trướng Và Tiềm Lực Tự Tồn Của Phật Giáo Hòa Hảo
- Chương Thư XIV: Phật Giáo Hòa Hảo Ngày Nay
- LỜI BẠT
Sau 39 năm kể từ khi Ông Sư Vãi vắng bóng thì Đức Huỳnh Giáo Chủ hoằng khai đại đạo.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (1939), Ngài được 21 tuổi, đứng ra khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo.
Danh từ Phật Giáo đã nói lên một cách sáng tỏ rằng Đạo Ngài là đạo Phật, nguyên lai từ Đức Thích Ca; còn hai tiếng Hòa Hảo là địa danh nơi Ngài sanh trưởng, ngẫu nhiên bao hàm một ý nghĩa từ bi, vả lại Ngài cũng thường ký biệt danh Hòa Hảo, cho nên tôn giáo của Ngài mới mang danh từ Phật Giáo Hòa Hảo.
Cũng y như trường hợp của Đức Phật Thầy, Đức Phật Trùm và Đức Bổn Sư, Đức Giáo Chủ tự nhiên tỏ ngộ. Ngài chửa bịnh, thuyết pháp và viết kinh để phổ truyền mối đạo. Nếu đem so với công việc của các vị trước kia từ Đức Phật Thầy trở xuống, công việc của Ngài – vì hoành cảnh và thời cơ khác nhau – đã tiến bộ vượt bực.
Ngài đã cứu được rất đông người đau bịnh ngặt, thuyết pháp rất nhiều chỗ, và nhất là sáng tác kinh kệ rất dồi dào để rồi thu hút hằng triệu tín đồ trong một thời gian ngắn ngoài tầm tưởng tượng.
Ôn lại thời gian từ năm 1939 đến 1947, đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã trải qua biết mấy độ thăng trầm, và Đức Giáo Chủ đã vì quá thương xót chúng sanh mà phải gánh chịu vô vàn gian nan chua xót (3)
Muốn lập Đạo có câu thành bại
Sự truân chuyên của khách thiền môn
Khắp sáu châu nức tiếng người đồn
Ta chịu khổ khổ cho bá tánh.
Bởi đức hy sinh vô cùng và lòng từ bi vô lượng đó mà Đức Giáo Chủ đã nắm được thành công lớn giữa một thời đại nhiễu nhương, dẫy đầy những mâu thuẩn lớn, để rồi trên triển vọng, người ta thấy chắc chắn trăm phần trăm. Ngài sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề lớn.
*****
Chú Thích:
(3) Xem chương 18, Sự bành trướng và tiềm lực tự tồn của P.G.H.H.