Đtb 61: Thư Tín

01 Tháng Bảy 200312:00 SA(Xem: 15176)
Đtb 61: Thư Tín
Huỳnh Huy Khang Thái (Aubervilliers, Phap):Em rất lấy làm vinh dự khi viết lá thư này cho các bác các anh chị Ban Biên Tập. Nhân một dịp tình cờ em nhìn thấy quyển Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử dân Tộc của ông Nguyễn Long thành Nam tại nhà một người quen. Vì tò mò, em đọc vài trang và lần đầu tiên nhìn thấy hình Đức Huỳnh Giáo Chủ. Thế là em mượn quyển sách về đọc.
Từ đây em đã tìm thấy câu giải đáp cho một phần những thắc mắc của em về những khúc mắc của lịch sử nước nhà trong những thập niên trước và sau 1945. PGHH xưa kia đối với em rất là xa lạ. Nay thì đã khác, em rất muốn vô cùng, tìm hiểu thêm về lịch sử PGHH và hiện tình của PGHH ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Em rời VN năm 17 tuổi để đi Pháp đến nay đã được 10 năm. Sở thích của em là tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về lý do tại sao mà dân tộc ta hôm nay phải sống trong đau khổ, đói nghèo với một xã hội càng ngày càng dã man, càng bất công. Cộng thêm một cái nhục ta bị Tây đô hộ, may mà tiếng nói ta vẫn còn, chỉ có chữ viết thì đã bị thay đổi. Trong tình trạng nước nhà như vậy, chỉ có sức mạnh của một tập hợp những thành phần dân tộc thuần khiết không bị lai căng, lãnh đạo bởi những trí tuệ tinh khiết Việt Nam và những tâm hồn Việt thuần nhất, thì mới mong lấy lại vinh quang cho tổ quốc, và đem lại hnh phúc cho đồng bào.
Em rất mừng vì đã biết PGHH qua quyển sách của ông Nguyễn Long Thành Nam. Em khát khao được nhìn thấy một ngày gần đây sẽ có một chính quyền biết đau cái đau của dân tộc, biết vui sướng cái niềm vui của dân tộc, để mà thay thế cái chế độ cộng sản hiện tại
Bửu Giáng (Vista, CA): Trước hết đệ tử xin cám ơn chư vị đã có lòng giúp đỡ tôi. Thành kính xin Cư Phật Bồ Tát gia hộ cho công cuộc hoằng dương đạo pháp của quý vị càng ngày càng lớn mạnh. Cầu xin đại nguyện của Đức Bồ Tát sớm viên thành. Cầu xin những lời dạy linh thiêng của Đức Thầy đều được mọi người Việt Nam biết. Những lời dạy dầy bi mẫn, bao la bát ngát, mênh mông, không lường, đọng tình nước non.
Những lời dạy của Ngài làm rung rinh chao đảo ngỡ ngàng biết bao tâm hồn, tuy đơn sơ mộc mạc, nhưng lại ẩn chứa những cớ sự linh thiêng thâm mật diệu huyền, bất khả tư nghị, bất khả tư lường. Tôi có lòng thành kính ngưỡng mộ.
Lúc còn ở Việt Nam, tôi ở trên cao nguyên Ban Mê Thuột quá xa với làng Hòa Hảo, nên chỉ biết sơ sài. Qua đây tôi mới có duyên lành đọc được chút ít lời linh thiêng qua internet. Lời dạy của Ngài ẩn chứa một cái gì đó rất là tinh khôi uyên nguyên của Trời Đất thủa ban đầu. Xin phép quý vị cho tôi, một người Phật tử bày tỏ tấm lòng tôn kính Đức Huỳnh Giáo Chủ và xin quý vị từ bi hướng dẫn và giúp đỡ.
Trần Văn Lưu (San Diego, Ca): Trước kia tôi có về Long Kiến, đi đi về về. Lúc đó Tổng Đoàn Bảo An vừa mới được tạo dựng lại. Tôi và một người bạn bí mật giúp tay phát hành nguyệt san Đuốc Từ Bi. Khó quên được thời làm việc chung với cụ Lương Trọng Tường, bác Dật Sĩ, chú Hai Tập, ăn ngủ trên chiếc tàu của cụ đậu trên sông. Lúc cuối năm 1974, gạo khan hiếm nên ông Cụ và chú Hai có cho người đem lên cho tôi vài chục ký gạo. Sau đó thì mất liên lạc luôn!
Chơn Cao (Fairport, NY): Nhân chuyến về thăm VN vừa rồi, tôi có thỉnh qua 16 cuốn băng gồm 6 cuốn là 6 quyển Sám Giảng và 10 cuốn là toàn bộ Thi Văn Giáo Lý của Đức thầy chúng ta. Tất cả đều là băng 90 do một nữ tín đồ xướng ngâm, 1 cuốn do nam tín đồ ngâm. Giọng xướng ngăm của quý đồng đạo rất là tao nhã và hữu tình có thể làm cho người nghe cảm hóa mà nghe theo những lời vàng ngọc của Đức Thầy. Thứ nhứt là để tinh tấn trên đường đạo hầu kịp Hội Long Hoa. Thứ hai là sống cho phải Đạo làm người và xứng đáng là con lành Phật Giáo.
Biết được những lời lợi ích trên, tôi là tín đồ PGHH, có bổn phận san ra nhiều băng để phổ truyền cho các Phật tử ở gần nơi tôi ở cùng nghe và với quý vị tôi rất muốn trân trọng kính gởi đến toàn bộ những băng giảng này để quý vị phổ truyền trên internet để cho toàn thể chư quý đồng đạo và chư thính giả khắp toàn thế giới cùng nghe. Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều này để xứng đáng là một tín đồ PGHH và không hổ thẹn với ngày trở về của Ngài.
Sau đây chúng tôi cũng xin trình bày với quý vị là tôi có gặp một số đồng đạo bên nhà, họ in Sám Giảng rất là khổ cực, vì phải kéo bằng chỉ, do đó rất công phu, lâu thời gian và không rõ nhiều. Họ có tặng tôi một cuốn. Bên nhà như quý vị biết đó, dễ gì mà in Sám Giảng, do đó sự tranh đấu làm việc vì Đạo của quý đồng đạo không ngừng, mặc dù thiếu phương tiện hơn chúng ta nhiều. Họ rất xứng đáng được tán dương và ca ngợi công đức.
Thành tâm cầu chúc quý vị và gia đình luôn được an lành. Cầu nguyện Chư Phật mười phương và Đức Thầy gia hộ việc làm Phật sự của chúng ta. Nam Mô A Di Đà Phật! Trân trọng kính chào quý đồng đạo.
Trần Hữu Duyên (Việt Nam): Trước hết chúng tôi xin kính chúc quý đồng đạo luôn luôn được dồi dào sức khỏe. Nhận được tiền của quý đồng đạo, chúng tôi đã lập tức tổ chức đi cứu trợ đồng bào và đồng đạo lũ lụt theo đúng lời yêu cầu tại xã Tuyên Thanh, Huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
300 phần quà của quý đồng đạo gồm có mỗi phần: 1 cái mền 28.000đ; 1 cái mùng 22.000đ; 30 gói mì 15.000đ; 1 kg đường 7.500đ; 1 hộp sữa 7.500đ.
Số quà cứu trợ trên được vận chuyển đến đến xã trên vào ngày 12/12/2001, nhưng vì cầu sập nên chúng tôi phải đổi địa điểm phát tại xã Tân Hưng, Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang ngày 14/12/2001. Chúng tôi sẽ trở lại phát tại xã Tuyên Thanh khi có điều kiện. Chúng tôi có mời đồng đạo tại Cao Lãnh tham gia tiếp tay phát quà. Được sự giúp đỡ của quý đồng đạo, đồng bào gặp khó khăn tại địa phương.
GS Nguyễn Khắc Tiến Tùng, Viện Tín Ngưỡng Á Châu (Hamburg, Đức): Mấy tháng trước chúng tôi có nhận được Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý, Tận Thế và Hội Long Hoa ....Xin quý vị gởi thêm cho chúng tôi những số báo Đuốc Từ Bi cũ để biết về tiến trình hoạt động của PGHH trong và ngoài nước và những tài liệu có liên quan đến PGHH để phổ biến cho giới người Đức biết qua dự án về Chính Sách Đàn Áp Tôn Giáo của VN từ 1975 đến nay, đặc biệt về Phật giáo, Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài. Chúng tôi sẽ thuyết trình về tiến trình hoạt động của PGHH cho thính giả người Đức trong năm tới.
GS Lâm Lễ Trinh (Huntington Beach, Ca): Chúng tôi sẽ đăng tài liệu về PGHH trong số Human Right gần nhất để phổ biến cho các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Tôi cũng xin chuyển cho quý vị e-mail của giáo sư, Đại Học tại Paris, Pháp. Ông đã nhận lời làm book review cho quyển Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của cố cư sĩ Nguyễn Long Thành Nam. Kinh chúc quý vị một năm mới đầy thành công trong việc phổ truyền đạo.
An Phong Nguyễn Văn Diễn (Houston, Texas):Từ lâu tôi vẫn có cảm tình đặc biệt với Phật giáo Hòa Hảo từ những bước đi nhẹ nhàng của Đức Huỳnh Giáo Chủ vào cuộc đời trong giai đoạn thuộc Pháp cho đến những bài giảng, bài kệ của Người. Nó tràn ngập tinh thần VÀO ĐỜI trong ánh đuốc của lời Phật rất phù hợp với tinh thần Hướng Đạo nhất là đối với những Tráng Sinh Lên Đường.
Nếu so sánh hai dân tộc VN và Do Thái thì cả hai dân tộc này đều có những nền Văn Hóa rất cao, lâu đời - Cùng bị những nước hùng mạnh hơn đô hộ, đày đọa nhiều lần. Lần lâu nhất: VN, 1000 năm Tàu đô hộ, Do Thái 2000 năm lưu đầy và cùng có tinh thần bất khuất, khôi phục lại non sông và trở nên hùng mạnh.
Quả là một sự trùng hợp kỳ lạ!Đến độ có lúc tôi tự hỏi phải chăng Phật Giáo Hòa Hảo sẽ là một ánh sáng mới cho hạnh phúc nhân loại trong tương lai? ...
Nguyễn Văn Phước (Lawrence, MA): Nhằm mục tiêu tìm hiểu giáo lý PGHH và giúp nhau trên đường tu học, Nhóm Thanh Niên Tìm Hiểu Giáo Lý PGHH tại Hoa Kỳ đã và đang ấn tống các tác phẩm sau đây của ông Thanh Sĩ: Chú Giải Pháp Môn Học Phật Tu Nhân, Thuyết Pháp Ứng Khẩu, Lá Thư đông Kinh (I và II).
Trong chiều hướng tương lai, Nhóm sẽ tiếp tục cho tái bản tập Hiển Đạo và các tác phẩm của cùng tác giả.
Hiển Đạo là một sưu tập ước lượng 1500 trang, gồm 17 quyển được viết theo thể văn vần về nhiều đề tài khác nhau, rất bổ ích cho người học cũng như hành Phật Đạo trong đời sống hàng ngày.
Quý đồng đạo và thân hữu nào muốn đóng góp phần công đức qua chuong trình ấn tống trên, xin vui lòng liên lạc với địa chỉ sau đây: Mr. Nguyễn Văn Phước, 41 Kent Street, Lawrence, MA 01843 ĐT: (978) 738 5028
Kính chúc quý đồng đạo và quý thân hữu được nhiều an lạc trong hiện tại và sớm viên thành Phật Đạo trong tương lai.
Đổ Thị Huệ (Ettien-Leur, Hòa Lan): Kính thưa các bác và các chú và quý bà và quý cô. Cháu là kẻ hậu sinh, sanh sau đẻ muộn. cháu theo Phật Giáo Hòa hảo là do truyền thống của ông bà, và nay cháu có phúc duyên đọc qua Sám Giảng thi Văn của đức Thầy, nên cháu nhận thấy Ngài là một vị Phật Sống đang cứu độ quần sanh trong thời mạt pháp. Cháu muốn học hỏi thêm về cách ăn chay. Mong các bác vui lòng từ bi chỉ dạy thêm cho cháu. Kính xin thành thật tri ơn.
Huỳnh Huy Khang Thái (Pháp): Tôi xin cám ơn quý vị về 2 tập sách mà tôi đã nhận được: Sám Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ và Tập san Đuốc Từ Bi số 60. Quý vị vui lòng cho tôi biết những kinh sách miễn phí khác và xin cho biết cước phí. Tôi rất mong được trực tiếp tiếp chuyện với một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo. Qua các sách vở và các mẩu chuyện nghe được, tôi rất muốn biết quý vị ra sao, có gì khác với người ta không ?
Thái Ngọc Anh (Port Allen, LA): Trước tiên chúng tôi xin chia sớt nỗi thống khổ mà bà con đạo hữu ở quê nhà bị đàn áp thô bạo. Trước 1975, tôi là một quân nhân trong QLVNCH thuộc ngành quân vận , bộ phận vận tải Thủy Giang đoàn tàu há mồm thuộc Quân đoàn 4. Tôi có cơ duyên 2 lần được chỉ định làm công quả 2 lần Đại Lễ 18 tháng 5. Tôi đã đem tàu từ Cần Thơ lên đưa rước đạo hữu PGHH dự lễ từ bến bắc Năng Gù sang Thị Đam và ngược lại.
Bây giờ tôi muốn tìm hiểu tận tường về giáo lý PGHH, nên có thư này kính xin quý vị vui lòng giảng giải cho tôi hiểu rõ nguồn gốc của tấm trần điều. Nhân tiện nhờ quý vị gửi cho tôi một số kinh sách miễn để tham khảo và một quyển Đuốc Từ Bi, một quyển Hồn Thiêng Dân Tộc.
Thành tâm cầu nguyện cho Giáo Hội PGHH mau thoát cơn pháp nạn và phát triển.
Lê Thị Hai (Tampa, FL): Tôi xin phép được hỏi quyển Sám Giảng Giáo Lý trong đó có 6 quyển kệ và cách tu của người xuất gia và tại gia. Tôi xin thỉnh 10 cuốn để tặng bạn bè vì tôi có một quyển cho mượn tới lui, nay bìa nó cũng tơi tả cả rồi...

******************

HỒI ÂM
GS Nguyễn Khắc Tiến-Tùng, Asiatische, Viện Tín Ngưỡng Á Châu (Hamburg, Đức): Chúng tôi đã gởi gấp cho giáo sư sách theo địa chỉ giáo sư đã cho. Chúng tôi cũng đã gởi các bản tường trình về trình trạng Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp sau năm 1975 bằng Anh và Việt ngữ qua e-mail và sẽ gởi thêm dưới dạng VPS theo lời ông yêu cầu.Kính chúc ông nhiều may mắn.
LS Lâm Lễ Trinh (Huntington Beach, CA): Thành thật cám ơn sự tiếp tay phổ biến về Phật Giáo Hòa Hảo của ông. Chúng tôi vẫn thường xuyên nhận được đầy đủ các bản tin Human Right Việt, Anh Pháp ngữ của ông. Rất bổ ích cho sự học hỏi của chúng tôi. Chúng tôi đã gởi ngay sách báo qua Pháp theo đề nghị của ông. Kính chúc ông nhiều sức khỏe trong năm mới.
An Phong Nguyễn Văn Diễn (Houston, TX): Chúng tôi có nhận được tập Đường Ta Đi, Dựa vào nền tản văn hóa Việt cổ và văn minh Tây phương, đi tìm phương hướng dựng xây một Việt Nam mới. Cám ơn ông đã tặng cho Đuốc Từ Bi một tài liệu biên khảo công phu của. Ban Biên Tập rất cám ơn ông và kính chúc ông đạt được nhiều thành quả trên con đường phục vụ văn hóa dân tộc. Mong ông tiếp tục gởi bài cho ĐTB.
Nguyễn Văn Phước (Lawrence, MA): Chúng tôi có đọc lá Thư Ngỏ của quý đồng đạo trong buổi lễ đạo tại Hội Quán và giới thiệu với những đồng đạo muốn thỉnh sách của ông Thanh Sĩ. Rất vui mừng được quý đồng đạo cùng tiếp tay trong việc phổ truyền Phật Giáo Hòa Hảo nơi xứ người. Kinh chúc quý vị nhiều may mắn trong năm mới. Mong được tiếp đón quý đồng đạo tại Hội Quán PGHH Miền Nam California.
Huỳnh Huy Khang Thái (Pháp): Thái mến. chúng tôi không ngăn dược xúc động mỗi khi đọc thơ hay e-mail của Thái. Chúng tôi sẽ gởi thêm tài liệu nào mà Thái cần. Thái xem lai những kinh sách có ghi trong trang nhà http://hoahao.org và cho chúng tôi biết thái muốn nhận thêm sách hay băng giảng nào. Chúng tôi sẽ gởi biếu . Về chi phí ấn tống và cước phí thì tùy hỉ theo mỗi người muốn đóng góp theo hoàn cảnh của mình. Chúng tôi cũng giống như mọi người khác. Chúng tôi chỉ có một chân tình và lòng thành muốn phổ truyền giáo lý của siêu của Đức Thầy để chúng ta cùng nhau tu học trong thời Mạt Pháp này. Thân mến.
Lực Điền Lê Văn Tài (Philadelphia, PA): Cám ơn đồng đạo đã thường xuyên gởi nhiều bài thơ rất vui. Mong ông tiếp tục liên lạc. Kinh chúc ông một năm mới nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.
Đổ Thị Huệ (Ettien-Leur, Hòa Lan): Xin đọc bài Niệm Phật và Ăn Chay của Thiện Tâm đăng trong số này. Những ngày ăn chay chúng ta có thể dùng các loại rau và không dùng thịt các loài vật. Mến chúc đồng đạo tiến bộ trên con đương tìm hiểu đạo. Thân mến.
Thái Ngọc Anh (Port Allen, LA): Cám ơn lá thư dài đầy thiện cảm và nhiệt tình của ông đối với PGHH. Theo bài Cách thờ phượng, Hành Lễ và sự ăn ở của một tín đồ PGHH, nguồn gốc và ý nghĩa của tấm Trần Đà như sau:
Từ trước chúng ta thờ Trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây an để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ Trần Điều tự xưng cùng tông phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn chỉ của Đức Phật, nên toàn thể trong đạo đổi thài màu đà. lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu đà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại không phân biệt chủng tộc và cá nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn