Đtb 61: Ý Nghĩa Ngày Đức Thầy Ra Đi

16 Tháng Năm 200312:00 SA(Xem: 14974)
Đtb 61: Ý Nghĩa Ngày Đức Thầy Ra Đi
(trích bài nói chuyện của anh Phan Thanh Hải, đại diện Thanh Niên Đoàn Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California)
Hôm nay thật là một ngày ngậm ngùi, buồn tủi cho chúng ta, cho hơn sáu triệu đồ PGHH. Chính là ngày đánh dấu 54 năm, mà Đức Tôn Sư của chúng ta vắng mặt kể từ ngày16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 năm đinh Hợi . Trong bài thơ Nang thơ cẩm tú Đức Thầy cho biết:
Tiếng riêng than, tai nghe thảnh thót,
Trăm ngàn nhà bổn đạo ước mơ,
Con lạc cha con hỡi u ơ.
Thầy xa tớ, ngẩn ngơ thương mến.
Như báo trước là Ngài sẽ vắng mặt.
Thật ghê tởm thay cho bọn CS VM, đã bày mưu ám hại Đức Thầy. Dù rằng Thầy ra đi vì Thiên cơ đã định, như lời Thầy đã thố lộ trước.
Thôi cũng an lòng nơi số phận
Đợi thời vận tới sẽ tuông mây
Hoặc là:
Chớ nóng nảy sân si hư việc
Phải đợi thời vua Kiệt hồi qui
Xử phân những đứa vô nghì
Mới là khỏa lấp vít tì ngọc son.
Dù rằng Đức Thầy ra đi rồi Thầy sẽ trở lại. Nhưng không có một cái gì có thể thay thế được sự mất mát to lớn đối với tín đồ PGHH, như đàn gà con lạc mẹ.
Thật vậy: Sự mất mát to lớn đó, không riêng gì đối với tín đồ PGHH thôi mà còn là sự mất
mát chung của đất nước và dân tộc Việt Nam. Như mọi người đã biết Đức Huỳnh Giáo Chủ
là một Bồ Tát với đại nguyện:
Nếu chúng sanh còn chốn mê tân
Thì ta chẳng an vui cực lạc.
Cho nên Ngài đã:
Xuống trần nhầm buổi nạn eo,
Gẫm trong thiên hạ còn nghèo chữ tu.
Thầy đã áp dụng một cách uyển chuyển giáo lý đạo Phật, đem đạo vào đời, cho thấy Đức Thầy là một nhà cách mạng triệt để về đạo cũng như đời.
Về mặt Đạo: Thì Ngài đã cho biết
Ta là kẻ vô hình hữu ảnh
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca.
Đức Thầy đã xiển dương pháp môn Học Phật Tu Nhân nhằm dựa trên căn bản giáo lý nhà Phật và hành sử Tứ ân làm phương châm hành đạo cho người tín đồ PGHH, đồng thời bài bác dị đoan mê tín. Nhằm mục đích cứu khổ chúng sanh trong thời mạt pháp, Ngài đã qui nguyên giáo điều, và chấn hưng phương pháp hành đạo.
Ôi! Bao la, rộng lớn, và vĩ đại thay, vượt cả không gian và thời gian, với sứ mạng của Ngài là:
Khắp hạ giái truyền khai Đạo Pháp
Trong tam giáo ân cần mở đạo
Và Ngài kêu gọi :
Chớ chia rẽ hãy đồng tâm lực
Khua giọng vàng đánh thức bốn phương
Chấn hưng Phật giáo học đường.
Dưới trên hòa thuận trọn đường qui nguyên
Về Mặt Đời:
Tình hình lúc bấy giờ, khi nhìn thấy vận nước đến hồi nghiêng ngửa, và rối beng trong nước. Giữa 1 bên là Thực dân Pháp và 1 bên là Độc tài Cộng Sản. Bài thơ sau đây cho thấy rõ lòng yêu nước đậm đà của Đức Thầy.
Yêu nước đâu đành trơ mắt ngó,
Thương đời chưa vội ẩn non cao.
Quan điểm tranh đấu của người tín đồ PGHH, khi quốc gia hữu sự được Đức Thầy cho rỏ:
Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,
Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,
Đền xong nợ nước thù nhà,
Thiền môn trở gót Phật Đà nam mô.
Vì thế mà vào năm 1946 Đức Thầy đã chính thức tranh đấu cho nền độc lập quốc gia và kiến tạo một xã hội Việt Nam mới thoát khỏi ách cai trị của Thực dân Pháp, và nhằm đập tan tà thuyết chính trị ngoại lai của VM CS. Ngài đã nêu cao tinh thần từ bi bác ái và đại đồng của nhà Phật. Như những câu:
Lấy giáo lý từ bi bác ái đại đồng,
Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh,
Và:
Phật đồng nhất thể với chúng sanh.
Để làm nòng cốt và đem thực hành trên trường chính trị nhằm thực hiện một xã hội công bằng và nhân đạo. Có thể nói đây là một tư tưởng mới mẻ mà từ trước đến nay chẳng những ở Việt Nam mà trên cả thế giới ít có một nhà chính trị nào đưa ra một tư tưởng chủ đạo thực tiễn, và cấp tiến như vậy. Tư tưởng chủ đạo này được minh định trong thập niên 40, thời kỳ mà chủ nghĩa Cộng Sản đang phát triển mạnh mẽ, và nhiều nơi trên khắp thế giới, điều nầy, quả thật là một biểu hiện phi thường của sự sáng suốt, qua những điểm sau đây: nhìn về mọi phương diện chúng ta đều thấy rõ việc chủ trương của Ngài đã vượt lên trên và đè bẹp hết những tà thuyết của bọn Cộng Sản, và bọn Thực Dân Cai trị
1. Giáo thuyết từ bi bác ái đại đồng và khoan dung của nhà Phật chống hẳn với chủ trương của CS luôn khuyến cáo Con người phải biết hận thù và nuôi dưỡng hận thù.
2. Chủ Trương chúng sanh bình đẳng, tất nhiên không chấp nhận sự phân chia giai cấp kỳ thị chủng tộc, hay chúng sanh tiên tiến áp bức chúng sanh lạc hậu.
3. Tạo lập một xã hội công bằng và nhân đạo dĩ nhiên không chấp nhận bạo lực, để xây dựng chuyên chính vô sản, vì chính quyền là của toàn dân, chớ đâu phải là của một giai cấp vô sản.
Từ những chủ thuyết thực tiễn và cấp tiến đó mà Đức Thầy đã đề ra, và kết hợp với các đảng phái quốc gia yêu nước đặt quyền lợi dân tộc và đất nước lên trên hết. Vì thế mà bọn Cộng Sản bị ảnh hưởng đến quyền lợi độc tài cai trị của chúng, nên chúng đã núp dưới danh từ Việt Minh, ra tay đàn áp thủ tiêu các nhà lãnh đạo ái quốc các đảng phái quốc gia yêu nước.
Tiêu biểu là sáng ngày 8-9-1945 một thông báo khủng khiếp được đưa ra mặt báo chí, nguyên bản như sau: Chánh phủ lâm thời Nam bộ đang bị dự bị lấp ủy ban điều tra mỗi tỉnh, mục đích là để xem xét và tố cáo bọn phản quốc, bọn này sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị. Tài sản của họ sẽ bị tịch thu, ruộng đất của họ sẽ bị trưng dụng.
Với bản thông cáo này mặc tình bọn độc tài CS do Trần Văn Giàu lãnh đạo, tác oai tác quái. Hàng vạn đồng bào bị giết cũng vì bản án Việt Gian khủng khiếp, làm đẫm máu một đoạn sử Việt Nam. Cái thủ đoạn vu khống đê hèn nầy chúng đã áp dụng lên biết bao người vô tội, chỉ vì họ không làm công cụ để phục vụ cho chủ nghĩa phi nhân của chúng.
Trong khi đứng trước nạn xâm lăng của quân Pháp, được quân Anh và Đồng Minh ủng hộ, đang chực chờ tái chiếm Đông Dương, Trần Văn Giàu chẳng những không tìm phương cách đối phó mà ngược lại lo đàn áp các đảng phái quốc gia, những phần tử yêu nước bằng lối vu khống gán ghép cho những tội phản quốc, làm Việt Gian, để đánh lừa dư luận, che mắt thế gian về tung tích của mình. làm Việt Gian, đi đêm với Pháp, mà Ông Huỳnh Văn Phương có đủ tài liệu trong tay khi ông làm Tổng giám Đốc Công An, trong thời chính phủ Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Sâm làm khâm sai Nam Bộ.
Do chánh sách vu khống đó mà máu đồng bào đổ quá nhiều, gây nên nạn cốt nhục tương tàn, phá tan sự đoàn kết quốc gia. Hằng ngày đều có những tin bắt bớ khủng khiếp, và hành quyết đồng bào vô tội. Một thảm họa khốc liệt mà CS đã gieo khắp non sông nước Việt.
Trong lúc đó thì quân Pháp nhờ quân Anh yểm trợ, tái chiếm Sài Gòn 23-9-1945. Rồi lần lượt các tỉnh miền Nam, ủy ban hành chánh Nam bộ do bọn Trần Văn Giàu lãnh đạo đã không kêu gọi được ai nên đả cuốn gói bỏ chạy trước hơn ai hết.
Đứng trước sự phản bội của CS, nhứt là sự cốt nhục tương tàn do chánh sách khủng bố của chế độ độc tài gây nên. Đức Thầy vô cùng đau khổ, gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, Ngài đã qua những dòng thơ bộc lộ tâm can của một nhà Cách Mạng đặt, quyền lợi quốc gia trên mọi quyền lợi bè phái, hay thù riêng.
Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ.
Mở lòng ra thương nghĩ sanh linh
Đồng bào ai nỡ dứt tình
Mà đem chém giết để mình an vui
Dù lúc trước nếm mùi cay đắng
Kẻ độc tài đem tặng cho ta
Sau này tòa án nước nhà
Sẽ û đem kẻ ấy mà gia tội hình
Lúc bấy giờ muôn binh xâm lướt
Đang đạp vầy non nước Việt Nam
Thù riêng muôn vạn cho cam
Cũng nên gác bỏ để làm nghĩa công.
Trường hợp thọ nạn ngày 16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 năm Đinh Hợi:
Chính vì Đức Hiếu Sinh và thể hiện sự đoàn kết dân tộc, nên Đức Thầy đã nhận lời mờïi của Bửu Vinh đai diện của CS, hầu hòa giải những sự đựng chạm với nhau lúc bấy giờ, nhằm đem sức chiến đấu của toàn dân tộc đẩy lùi bọn xăm lăng. Vào tối ngày 16-4-1947, lợi dụng, Đức từ bi và tinh thần đoàn kết bao la của Đức Thầy mà CS đã bày mưu ám hại Ngài. Và kể từ ngày ấy đến nay Đức Thầy đã ra đi không một ai biết Đức Thầy ở nơi đâu.
Nói tóm lại: Đức Thầy vắng mặt là vì máy huyền cơ chưa đến nên Ngài phải ẩn mặt, vả chăng bọn CS đã nhiều lần âm mưu ám hại Đức Thầy nhưng Ngài vẫn không hề hấn gì. Đức Thầy thừa biết trò gian trá của chúng, điển hình như thấy nhiều trường hợp khác chứng tỏ Ngài có tha tâm thông, đọc thấy tư tưởng của người đối diện, đáp họa ngay những bài thơ mà người đến chất vấn còn để nó trong túi. Huyền diệu như thế thì có lẽ nào Đức Thầy không biết rõ dã tâm của bọn chúng hay sao?
Nhưng vì:
Giờ mắc câu thiên lý vị nhiên
Nên còn đãi thiên oai nấy linh.
Tuy nhiên: Tất cả chúng ta những tín đồ PGHH với một niềm tin sắt đá, luôn luôn nhắc nhở và an ủi nhau, rán vững dạ tu hành, chờ ngày Thầy sẽ trở về như lời Thầy cho biết:
Ít lâu ta cũng trở về
Khuyên cùng bổn đạo, chớ hề lăng xao.
Thế nên, dù gặp cảnh gian nan, người tín đồ PGHH là cư sĩ tại gia, có bổn phận noi gương thiện của Ngài, trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn và cố tâm học hỏi đạo mầu trong Phật Pháp. Chúng ta hãy nguyện cầu Đức Tôn Sư sớm trở về để dùi dắt chúng sanh và hãy tin chắc rằng ngày ấy không còn xa nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn